2h chiều nay, ngày 13/10, Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2021) sẽ thảo luận về vấn đề “Thúc đẩy phát triển hạ tầng: Nghĩ lại về vai trò của Chính phủ trong chuyển đổi số”.
Điều hành phiên này là bà Doreen Bogdan-Martin, Cục trưởng Cục phát triển ITU. Sự kiện có sự tham gia của Bộ trưởng các nước gồm Banglades, Thái Lan, Bhutan, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Mông Cổ, Ả rập Saudi… Ngoài ra, còn có sự góp mặt của ông Ziyang Xu, Tổng giám đốc điều hành, ZTE Corporation và ông John Giusti, Giám đốc chính sách, GSMA. Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng sẽ tham gia thảo luận cùng các bộ trưởng trong ITU.
Hiện phần lớn thế giới đã có sẵn cơ sở hạ tầng băng thông rộng cho phép chuyển đổi số. Nhưng sự tồn tại của mạng, tốc độ và hiện trạng triển khai có sự khác nhau đáng kể trong mỗi quốc gia, giữa các nước và khu vực. Khi số lượng người dùng và thiết bị, việc sử dụng dữ liệu cũng như kỳ vọng về tốc độ và chất lượng tiếp tục tăng nhanh, các mạng hiện tại cần được cập nhật hoặc thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề được đặt ra như làm thế nào để tăng tốc và tối ưu hóa việc triển khai hạ tầng băng rộng một cách tốt nhất? Những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất và nghiên cứu điển hình thành công khác nhau như thế nào giữa các nước phát triển và đang phát triển?
Bên cạnh đó, một số vấn đề khác cũng được đặt ra tại hội nghị như khi mạng đường trục cần thiết đã có sẵn thì những rào cản để tiếp cận người dùng cuối là gì? Vai trò của chia sẻ cơ sở hạ tầng, cả trong lĩnh vực viễn thông và với các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích là gì?
Hội nghị Bộ trưởng cũng nêu ra nhiều câu hỏi cần giải đáp như: Làm thế nào mà các cơ quan quản lý và Chính phủ có thể phối hợp với khu vực tư nhân để khuyến khích hợp tác, tạo ra sân chơi bình đẳng về công nghệ và mở rộng thị trường? Đại dịch đang tiếp diễn đã ảnh hưởng ra sao đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách và các chiến lược băng rộng quốc gia? Ngoài ra, các Bộ trưởng sẽ thảo luận về phương thức để các quốc gia có thể học hỏi lẫn nhau - và những cạm bẫy cần tránh là gì?
Ông Houlin Zhao, Tổng thư ký ITU nhìn nhận một nửa thế giới hiện đã được kết nối nhờ công nghệ thông tin và truyền thông. Đây là minh chứng cho vai trò không thể phủ nhận của lĩnh vực này. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thực sự đạt tới thước đo thành công khi một nửa còn lại cũng được kết nối với giá cả phải chăng nhờ công nghệ.
Tổng thư ký ITU cho rằng, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông chính là thách thức mà thế giới phải đối mặt. Chúng ta phải thu hút nhà đầu tư đến những nơi không phải lúc nào cũng có lãi. Phải tìm cách thu hút nguồn lực đầu tư vốn có giới hạn để phát triển hạ tầng ngành viễn thông. Ngành thông tin và truyền thông phải được hỗ trợ về tài chính, đầu tư, thúc đẩy mối quan hệ đối tác trên toàn hệ sinh thái số.
Theo ông Houlin Zhao, Việt Nam là một mô hình tốt để các quốc gia trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm. Việt Nam đã chung tay cùng nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh trong việc phát triển ngành viễn thông dù đó là những nơi ít thu được lợi nhuận và thường bị các nhà đầu tư khác bỏ qua.
Phát biểu tại lễ khai mạc ITU Digital World 2021 ngày hôm qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sự dẫn dắt, định hướng của nhà nước cần đi đôi với sự năng động, hiệu quả của thị trường. Vì vậy, hợp tác giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân rất cần được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi. Chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển. Quá trình này chỉ thực hiện thành công khi mỗi người dân tích cực tham gia và được thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Bởi vậy, vai trò dẫn dắt của Chính phủ cũng như các sáng kiến, kế hoạch hợp tác trọng tâm của ITU phải hướng tới mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, thế giới số phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm chủ quyền số và an toàn, an ninh mạng. ITU cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò là một tổ chức chuyên ngành của Liên Hợp Quốc trong việc định hướng khuôn khổ quốc tế về chủ quyền số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Nguyễn Thái
Tại Hội nghị Bộ trưởng ITU, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, công cuộc chuyển đổi số không phải của riêng một quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào.
" alt=""/>Vai trò của Chính phủ trong chuyển đổi số lại 'nóng' trên bàn nghị sựNgay sau đó, lực lượng chức năng địa phương nhanh chóng có mặt tại hiện trường vụ việc và đưa anh Đ. đi cấp cứu tại bệnh viện.
Trong khi đó, qua khám nghiệm hiện trường, lực lượng chức năng xác định chị H. tử vong tại chỗ do bị búa đinh đập nhiều nhát vào đầu.
Tại bệnh viện, mặc dù được cấp cứu ngay, nhưng tình trạng sức khỏe của anh Đ. vẫn nguy kịch do uống thuốc độc tự tử.
Bước đầu, cơ quan công an nhận định nhiều khả năng anh Đ. đã ra tay sát hại chính vợ mình rồi tự sát.
Được biết, chị H. là bác sĩ chuyên khoa II, Phó trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.
Cơ quan tố tụng xác định, Thúy lần lượt 'vui vẻ' với 2 người đàn ông rồi đầu độc họ để cướp tài sản.
" alt=""/>Phó trưởng khoa sản nghi bị chồng dùng búa đinh đánh chếtHình ảnh các bác sĩ Bệnh viện 108 cúi đầu tri ân con trai bà N. trước khi lấy tạng
Chiều 16/9/2020, tang lễ cho con trai bà N. được Bệnh viện 108 tổ chức trang trọng tại nhà tang lễ bệnh viện, 5 gia đình được nhận tạng có mặt để đưa tiễn, chia sẻ. Sau này, bà N. vẫn giữ liên lạc với 5 gia đình để cập nhật tình hình sức khoẻ của người được ghép.
Duy đến nay, bà N. chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về người nhận trái tim của con bà. Chính vì vậy, rất nhiều lời đồn đoán cho rằng gia đình bà đã bán tim con trai với giá 2 tỷ đồng. Sau khi mất con, bà vốn đã suy sụp vì thương nhớ, nay lại có thêm thông tin bán tạng con khiến bà u uất, thức trắng nhiều đêm, phải uống thuốc an thần tăng liều.
“Mọi người ơi! Nếu ai biết hoặc người nào nhận trái tim vào trưa ngày 16 hoặc 17/9, thời gian có thể chậm lại vì người nhận ghép chưa có đủ thủ tục) mong mọi người biết nhắn giúp tôi nhé”, bà N. tha thiết.
Được biết về thông tin người hiến nếu có thoả thuận riêng
Bà N. chia sẻ, khi bác sĩ thông báo không thể cứu con trai, bà đau đến gục ngã. Nỗi đau xé nát lòng người mẹ. Sau đó một nữ nhân viên Bệnh viện 108 đến trấn an tinh thần, giải thích về việc hiến tạng.
“Lúc đầu tôi không đồng ý vì muốn đưa con về nguyên vẹn như người đi ngủ. Nhưng sau nhiều lần, cộng thêm lời nói của con gái: Mẹ ơi! Mẹ cố nén tâm và trấn tĩnh lại để đưa ra quyết định, thời gian không còn nhiều. Nhà mình hiếm người, mẹ hiến một phần thân thể em là để dành một phần sự sống của em trên đời. Hiến bao tạng là thêm bấy nhiêu người như em vẫn bên mẹ. Mẹ suy nghĩ đi mẹ nhé. Cuối cùng tôi đồng ý”, bà N. chia sẻ.
Tuy nhiên, trước khi ký vào đơn, bà N. có một nguyện vọng được biết tạng, người nhận với tên và địa chỉ cụ thể để bà biết phần cơ thể của con trai có ổn không. Ngoài ra không có đòi hỏi gì khác.
Theo thông tin từ gia đình, phía Bệnh viện 108 hứa sẽ cung cấp thông tin người nhận và sau đó bà đã gặp được 5 người nhận tạng tại bệnh viện.
Riêng ca ghép tim, GS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, ông đã nắm được thông tin và rất chia sẻ với nguyện vọng của bà mẹ.
“Chúng tôi rất trân trọng nghĩa cử cao đẹp của người hiến tạng. Tuy nhiên, theo quy định của luật pháp, bệnh viện và các bác sĩ không được cung cấp thông tin, địa chỉ của người hiến và người nhận tạng để tránh những trường hợp không hay xảy ra”, ông Giang nói.
Ông cũng cho biết, trên thế giới, các thông tin về người hiến, người nhận đều được mã hoá để đảm bảo cuộc sống bình thường cho người nhận tạng. Bệnh viện không thể tiết lộ để người nhận tạng phải chịu ơn và tìm đến người đã hiến tặng tạng cho mình. Điều này có thể làm mất đi tính nhân văn của nghĩa cử hiến tạng cứu người.
Cũng theo ông Giang, nếu một cơ sở nào đó thực hiện kết nối giữa người hiến tạng và người nhận tạng dưới bất cứ hình thức nào đều là không đúng quy định. Còn nếu người nhận tha thiết gặp người hiến, họ sẽ tìm nhiều cách để gặp, điều này pháp luật không cấm.
GS Giang cho biết, đến nay, người nhận trái tim từ con trai bà N. vẫn đang sống khoẻ mạnh.
Lãnh đạo Bệnh viện 108 cho biết, việc các gia đình người bệnh được cứu sống nhờ nhận mô, tạng của con trai bà N. chủ động liên lạc và gửi lời tri ân đến gia đình người hiến xuất phát từ sự trân trọng, biết ơn sâu sắc đối với nghĩa cử đầy nhân văn của người hiến.
Trường hợp này hoàn toàn là sự tự nguyện của 2 bên và không trái pháp luật (theo Khoản 4, Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có quy định nguyên tắc “Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”).
Như vậy, về nguyên tắc, bệnh viện phải giữ bí mật các thông tin người hiến và người nhận, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ nếu có thoả thuận riêng.
Gia đình người nhận có quyền không gặp
Được biết, trước đó bà N. đã từng làm đơn gửi Bệnh viện 108 và Bệnh viện Việt Đức nói về nguyện vọng được gặp lại người nhận trái tim của con trai bà.
Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia đã đứng ra kết nối, đề nghị 2 bệnh viện có văn bản trả lời. Phía Bệnh viện 108 đã khẳng định không có bất kỳ cam kết nào với bà N. về việc sẽ cung cấp thông tin người nhận tạng. Sau khi được giải thích, bà N. khi đó đã hiểu, nguôi ngoai và rút đơn.
Một cán bộ tại trung tâm cho biết, trường hợp có thoả thuận riêng như Điều 4 phía trên quy định chỉ xảy ra khi cả phía người nhận và phía người hiến đều sẵn sàng cung cấp thông tin. Tuy nhiên kể cả trường hợp đó, bệnh viện cũng không được đứng ra kết nối.
Trường hợp người hiến muốn liên hệ với người nhận nhưng người nhận không muốn, trường hợp này người nhận không sai quy định về mặt pháp luật. Người nhận có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ, tinh thần.
Vị này cho rằng, ở góc độ tình cảm giữa con người với con người, mỗi hơi thở, nhịp đập của người nhận tạng đều hiện diện người hiến tặng thì làm sao họ không trân trọng cho được.
Nhưng riêng với bệnh nhân ghép tim, họ rất dễ xúc động, một cú sốc tâm lý có thể ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng, nếu có chuyện gì, khi đó tạng hiến không còn ý nghĩa nữa.
Theo đúng quy định, trường hợp gia đình người hiến có bất kỳ điều kiện nào trước khi hiến thì không được lấy tạng, vì đây là hoạt động nhân đạo, không có điều kiện đi kèm.
Thúy Hạnh
Mỗi năm, tại Việt Nam có thêm hàng nghìn người bệnh cần được ghép tạng. Tuy nhiên, số người đăng ký hiến tạng vẫn khan hiếm vì nhiều rào cản.
" alt=""/>Người mẹ muốn gặp lại người nhận tim con trai: Vướng tình và lý